Tất tần tật những điều cần biết về mô hình kinh doanh không thể bỏ qua

Trước khi bắt đầu kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải đặt ra mục tiêu, các mô hình thích hợp và thực hiện theo. Vì thế, mô hình kinh doanh được coi như kim chỉ nam và giữ vai trò rất quan trọng, quyết định thành công hay thất bại trong kinh doanh.

Để hiểu rõ hơn về điều này, bạn đọc cùng tìm hiểu thêm những thông tin dưới đây.

mô hình kinh doanh 1

Mô hình kinh doanh là gì?

Nó được hiểu là đơn giản là một khuôn mẫu và công ty dựa vào khuôn mẫu này để tạo doanh thu. Nhìn chung, mô hình phát triển cho kinh doanh được coi là tất cả các nước đi của doanh nghiệp đề ra. Trong đó có: mục tiêu, giá trị, tài nguyên, doanh thu,…

Mô hình, khuôn mẫu kinh doanh đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt là các công ty mới sáng lập.

Bởi không những giúp doanh nghiệp đặt ra những kế hoạch phát triển tốt nhất mà còn xác định được vị trí của doanh nghiệp đó trên thị trường. Đồng thời còn định hướng thành công và vạch ra được mục tiêu rõ ràng.

mô hình kinh doanh 2

Không thể phủ nhận việc triển khai hay đưa ra quyết định cho mô hình là rất khó khăn. Song điều này không thể không làm đối với mọi doanh nghiệp khi muốn sáng lập công ty.

Đây là điều không phải của riêng bất cứ nhà doanh nhân nào nhất là những công ty chuẩn bị gia nhập thị trường.

Những thành phần chính của mô hình phát triển kinh doanh

Một công ty khi muốn thành lập thì cần phải lập ra mô hình với những thành phần chi tiết:

  • Vấn đề: Một trong những điều quan trọng để kinh doanh thành công đó là nắm bắt tâm lý và thấu hiểu khách hàng. Chính vì vậy, bạn cần đặt ra những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải sau đó tính toán phương pháp giải quyết thích hợp.
  • Nguồn tài nguyên: Những yếu tố cần xem xét tại đây đó là tài chính của công ty, nguồn nhân viên, tài sản vật chất.
  • Khách hàng: cần phải phân tích khách hàng, chẳng hạn như: khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện thời, mục tiêu khách hàng cần nhắm đến,…
  • Khả năng cạnh tranh: khách hàng hay sử dụng hay có thể lựa chọn những mặt hàng nào,…
  • Quảng cáo: cần phải tiếp cận khách hàng bằng phương pháp quảng cáo.
  • Doanh thu: tìm hiểu về cách mà các công ty khác thu nhập như thế nào? Sau đó tạo nên khuôn khổ và mục tiêu cho doanh thu trong một tháng, 1 ngày hay 1 giờ.
  • Đối tác: đối tác và nhà cung cấp là yếu tố thiết yếu.

Còn tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện của mỗi doanh nghiệp mà những thành phần này sẽ nhiều hay ít hơn. Nhưng nhìn chung, mô hình thực tế sẽ không quá phức tạp hoặc bắt buộc bạn phải thực hiện đầy đủ, chi tiết tất các các thành phần trên. Song nó vẫn cần bạn phải tỉ mỉ, cẩn thận trước những quyết định của mình trong từng thành phần của mô hình.

Bí quyết tạo mô hình kinh doanh riêng biệt

Trong kinh doanh, có vô số các mô hình được xây dựng và phần lớn của họ đều giống nhau dẫn đến ít đạt được doanh thu như mong muốn. Vậy bạn hãy thử tạo cho mình một mô hình kinh doanh riêng biệt bằng những gợi ý này.

  • Lập kế hoạch:

Trong kế hoạch kinh doanh, bạn cần đưa ra được các vấn đề khách hàng đang gặp phải, cơ hội phát triển và các giải pháp cho 2-3 năm tiếp theo đó. Đồng thời đưa ra các phương pháp giải quyết tốt nhất nếu như trong tương lai công ty không thể đạt được lợi nhuận như mong muốn.

  • Lập ma trận thị phần tăng trưởng:

Ma trận thị phần tăng trưởng gồm có 4 góc phần tư dựa vào sự tăng trưởng của thị trường và mục có liên quan. Ma trận này được lập ra để giúp các công ty theo dõi các mục sản phẩm sau đó tìm cơ hội phát triển. Đặc biệt nhấn mạnh vào những sản phẩm nên dừng sản xuất.

  • Đường tăng trưởng gồm có 3 đường:

Đường 1 đại diện cho doanh nghiệp cung cấp lợi nhuận cao.

Đường thứ 2 đại diện cho các cơ hội tiềm năng.

Đường thứ 3 đại diện cho các ý tưởng phát triển.

Mọi công ty đều có thể vận dụng và đưa ra các cơ hội tiềm năng để có thể phát triển. Sau đó lập kế hoạch cho tương lai.

  • Mô hình Swot

Swot chính là từ viết tắt của Strength, weaknesses, opportunities và threats. Đó là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Mô hình này được phát hiện bởi Porter vào năm 1979. Mô hình này được dùng cả yếu tố bên trong và bên ngoài để xác định mục tiêu. Điểm đặc biệt là Swot không dành riêng cho doanh nghiệp mà còn được sử dụng bởi tất cả mọi người.

  • Mô hình doanh thu

Mô hình này bao gồm: doanh thu dựa trên quảng cáo, nhượng quyền, trả tiền, đăng ký,… Mô hình này không được áp dụng các yếu tố truyền thống trong kinh doanh.

Những thông tin trên cho ta thấy mô hình kinh doanh không quá phức tạp nếu như bạn biết định hướng cho các bước đi kinh doanh của mình. Nếu như lập đúng mô hình, bạn sẽ có được thành công từ những doanh thu cao “ngút ngàn”.

Nguồn bài viết: Tất tần tật những điều cần biết về mô hình kinh doanh không thể bỏ qua



source https://rubicmarketing.com/mo-hinh-kinh-doanh.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu về ý nghĩa logo bưu điện Việt Nam

Tìm hiểu ý nghĩa logo ACB mới của Ngân hàng Á Châu

Ý nghĩa logo Audi không phải ai cũng biết