3 bước xây dựng mô hình kinh doanh đơn giản nhất

Xây dựng mô hình kinh doanh cho cá nhân, doanh nghiệp là công việc thiết yếu nếu bạn muốn bắt đầu làm kinh tế. 3 bước cơ bản nhất dưới đây sẽ giúp đảm bảo cho hầu hết các mô hình kinh doanh hiện nay.

Mô hình kinh doanh là gì?

Để chắc chắn xây dựng được một mô hình kinh doanh hoàn hảo nhất, bạn cần nhận biết được thế nào là một mô hình kinh doanh?

xây dựng mô hình kinh doanh 1

Với các doanh nghiệp, mô hình kinh doanh được hiểu đơn giản là: phương thức hoạt động hay cách thức kiếm tiền của doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh sẽ giúp tạo hình doanh nghiệp rõ ràng nhất:

Cơ sở xây dựng mô hình kinh doanh

  • Công ty kinh doanh sản phẩm gì?
  • Mô hình kinh doanh sản phẩm như thế nào?
  • Phân phối sản phẩm và nguồn thu, quản lý nguồn thu ra sao?

Một mô hình kinh doanh sau khi hoàn thiện phải đảm bảo đáp ứng trả lời được những câu hỏi trên.

Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp không nhất thiết phải cụ thể là một mô hình cố định. Tùy thuộc vào đường hướng phát triển doanh nghiệp mà mô hình kinh doanh có nhiều thay đổi. Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, cần cụ thể hóa mô hình kinh doanh khác nhau.

3 bước xây dựng mô hình kinh doanh đơn giản, hiệu quả

Kinh doanh hay làm bất cứ công việc gì đều nên thực hiện theo quy trình. Xác định và xây dựng được quy trình sẽ giúp hiệu quả công việc được đảm bảo tốt nhất.

Tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu khách hàng

Bất cứ sản phẩm dịch vụ kinh doanh nào đều hướng đến mục tiêu là bán được hàng. Do đó, việc tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu khách hàng sẽ quyết định 90% đến hiệu suất bán hàng.

xây dựng mô hình kinh doanh 2

Nghiên cứu thật kỹ sản phẩm bạn có để tối ưu hóa sản phẩm theo nhu cầu của họ. Đa dạng sản phẩm và cách thể hiện sản phẩm là cách tốt nhất để đơn vị của bạn đưa sản phẩm, dịch vụ đi xa với khách hàng tiềm năng.

Đặc biệt, có thể phát triển sản phẩm phân chia theo thời điểm và phân khúc. Điều này giúp sản phẩm đưa đến khách hàng hiệu quả hơn rất nhiều. Sản phẩm được cải tiến và phân phối đến khách hàng rộng nhất.

Lên ý tưởng cho các kênh kinh doanh

Với sản phẩm hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu khách hàng một cách hoàn hảo, cần đảm bảo các kênh phân phối sản phẩm đưa sản phẩm đến đúng với người cần.

Các kênh kinh doanh hiện nay rất đa dạng. Chỉ cần phân loại đối tượng khách hàng vào các kênh phù hợp sẽ giúp bạn có được kết quả cao nhất.

Việc đưa khách hàng vào các kênh kinh doanh phù hợp lại nằm ở khả năng phân tích và nắm bắt khách hàng. Thói quen truy cập và tìm hiểu sản phẩm của khách hàng sẽ giúp bạn đưa khách hàng đến với các kênh chính xác nhất.

Thực nghiệm và kiểm tra hiệu quả thực tế

Sau khi phân phối được kênh kinh doanh, bạn sẽ tiến hành đi vào phân phối thực hiện sản phẩm. Đưa sản phẩm của bạn vào hoạt động chính thức tại các kênh phân phối.

xây dựng mô hình kinh doanh 3

Trong quá trình đưa ra các kênh phân phối, cần kiểm tra hiệu quả của sản phẩm để đảm bảo cho kênh phân phối đạt hiệu quả chính xác nhất. Tùy thuộc vào kết quả để sử dụng đánh giá mô hình kinh doanh có hiệu quả hay không.

Đây là quy trình 3 bước để thực hiện xác định và xây dựng mô hình kinh doanh cho hầu hết các đơn vị. Cùng một mô hình xây dựng như vậy, bạn có thể linh hoạt áp dụng cho ngành hàng và sản phẩm của mình. Bên cạnh mô hình kinh doanh, việc truyền thông, quảng cáo là rất quan trọng để một kế hoạch kinh doanh có hiệu quả vận hành đảm bảo.

Cách đánh giá và xây dựng mô hình kinh doanh

Với 3 bước cơ bản trên, bạn có thể xây dựng mô hình kinh doanh cơ bản cho mình. Vậy, đánh giá hiệu quả của mô hình cần chú ý gì?

Đánh giá hiệu quả

Đánh giá quy trình: Quy trình thực hiện mô hình kinh doanh có trơn tru không? Các bước phân tích và đáp ứng nhu cầu khách hàng với liên kết theo kênh kết nối có hiệu quả không?

Đánh giá chi phí và lợi nhuận: Kinh doanh không thể bỏ qua vấn đề lợi nhuận. Một quy trình hiệu quả phải tối ưu thời gian và mang lại lợi nhuận cao.

Cân đối và điều chỉnh

Sau khi đánh giá mô hình kinh doanh, bạn có thể cân đối và sửa chữa mô hình. Sai bước nào, sẽ cân đối ngay bước đó. Nếu toàn bộ quy trình không hiệu quả, cần thử nghiệm một quy trình khác.

Tuy nhiên, thời gian thử nghiệm không được quá dài. Không nên thử nghiệm quá nhiều mô hình kinh doanh khác nhau.

Hạn chế tối đa việc thay đổi mô hình kinh doanh trong thời gian ngắn. Kiên trì tuân thủ các quy trình sẵn có sẽ giúp theo dõi và phân tích hiệu quả tốt hơn.

Cân đối chi phí cần thiết để đảm bảo cho chi phí đầu tư, lợi nhuận,…

Trên đây là những kinh nghiệm cơ bản trong xây dựng mô hình kinh doanh. Với những thông tin và lưu ý cơ bản này, mong rằng, bạn sẽ có lựa chọn phù hợp cho đơn vị của mình. Có thể sử dụng nhiều mô hình và áp dụng những biện pháp truyền thông quảng bá theo thời điểm để mang đến hiệu quả tối ưu.

Nguồn bài viết: 3 bước xây dựng mô hình kinh doanh đơn giản nhất



source https://rubicmarketing.com/xay-dung-mo-hinh-kinh-doanh.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu về ý nghĩa logo bưu điện Việt Nam

Tìm hiểu ý nghĩa logo ACB mới của Ngân hàng Á Châu

Ý nghĩa logo bibica và đôi nét cần biết về đơn vị thiết kế uy tín