Chiến lược Marketing của Grabfood: Giải mã chiến thắng của kẻ đến sau

Giải mã chiến thắng của kẻ đến sau, chiến lược Marketing của Grabfood đã làm nên tiếng vang lớn. Giúp Grabfood có được vị trí dẫn đầu thị phần đáng ngưỡng mộ.

chiến lược marketing của grab food

Bên cạnh lĩnh vực xe ôm công nghệ, Grab đã nuôi tham vọng lấn sân sang nhiều lĩnh vực. Ứng dụng Grab Food ra đời trở thành cái tên hết sức đáng lo ngại với các thương hiệu cùng ngành. Hãy cùng tìm hiểu chiến lược Marketing của Grabfood đã thực hiện là gì để tấn công vào thị trường béo bở này.

Đôi nét về Grab Food: Cái tên nói lên tất cả

Grabfood là ứng dụng giao đồ ăn nhanh, tương tự ứng dụng Grab truyền thống. Grab Food có đội ngũ tài xế giao hàng thần tốc, đem đến những bữa ăn ngon lành dù bạn ở bất cứ đâu. Để đặt hàng qua ứng dụng bạn chỉ cần tải và cài đặt  app Grab. Sau đó chọn Giao thức ăn ở thanh ứng dụng, điền địa chỉ và lựa chọn nhà hàng, món ăn yêu thích.

Nếu bạn sử dụng dịch vụ giao đồ ăn GrabFood trong mùa dịch này, thì bạn thuộc 80% người dùng Việt Nam sử dụng GrabFood thay vì dùng Now, Baemin, hay các dịch vụ giao đồ ăn khác. 

Now được mệnh danh là anh cả trong thị trường giao đồ ăn tại nước ta từ đầu năm 2018. Tuy nhiên, vào tháng 6/2018, GrabFood chính thức triển khai nhưng đã nhanh chóng vượt mặt đàn anh. Kẻ đến sau đã chiếm lĩnh thị trường một cách hiệu quả và vượt trội, vậy đâu là bí kíp của họ? Dĩ nhiên là chiến dịch Marketing thành công nào cũng xuất phát từ chiến lược đúng đắn. 

Sẵn sàng chơi lớn với khuyến mại đốt tiền, nhưng cũng cần có chiến lược

Chiến lược Marketing của Grabfood đánh trúng tâm lý chuộng ưa thích giảm giá của người Việt. Hàng loạt chương trình giảm giá siêu sâu được đề xuất. Đơn cử là miễn phí giao hàng trong vòng 5 km… 

Grabfood cũng bắt tay với nhiều nhà hàng trong chương trình Món độc quán quen. Trong vòng 1 tháng kể từ khi ra mắt, thành quả đạt được là những món ăn độc quyền luôn lọt top 3 món ăn được đặt giao nhiều nhất.

Con số này có được là do nghệ thuật đốt tiền của Grab có chiến lược cụ thể. Ứng dụng tập trung đổ tiền vào những mảng mới, nhằm tạo sự thân thuộc và dần thu hút người dùng. Tới khi có chỗ đứng và có lượng người dùng nhất định, Grab bắt đầu giảm dần khuyến mại. 

Đồng thời Grab vẫn tiếp tục áp dụng vào các tính năng mới bên trong ứng dụng. Một mặt để giữ chân khách hàng, lại vừa thuyết phục về tính ưu việt của ứng dụng. Khi Grab cung cấp một hệ sinh thái khó đối thủ nào có được.

Ở một góc nhìn khác, GoViet cũng mang đến cho chúng ta một bài học sâu sắc. Chắc hẳn bạn còn nhớ chiến dịch gọi xe 1k của GoViet khi mới ra mắt. Giai đoạn đầu, ứng dụng này đã không ngừng bành trướng, đạt ngưỡng ấn tượng với 35% thị phần tại thị trường miền Nam.

Sau 2 năm, GoViet đã rút khỏi thị trường Việt sau phi vụ sáp nhập cùng GoJek. Đôi khi việc chạy đua trên chặng đường đốt tiền qua cửa sổ cũng không phải là cách hay. Có lẽ, khuyến mại giảm giá là một trong những giải pháp hàng đầu,giúp tăng lượng khách hàng nhanh chóng. 

Tuy nhiên, khi hết khuyến mại rất có thể khách hàng sẽ rời bỏ đi, thay vì mức độ tăng bền vững như mong đợi. Foodpanda rút khỏi thị trường Việt Nam năm 2015 cũng để lại một bài học quý giá về mức độ trung thành của khách hàng tại đây. Xếp vị trí thấp nhất trong số 40 thị trường của họ thời điểm ấy.

Công nghệ tiên phong và đề cao tính linh hoạt

Grab có thể coi là một siêu ứng dụng, gồm gọi xe, giao đồ ăn, thanh toán điện nước… Cho phép Grab giữ chân khách hàng với mức chi phí cực kỳ thấp. Trong khi vẫn đảm bảo mang lại giá trị cho cộng đồng shipper đông đảo của mình.

Grab đã chi ra cả trăm triệu đô vào ví điện tử Moca, với mục đích bổ sung thêm phương thức thanh toán. Mới đây, mô hình Grab Kitchen cũng đã được ra mắt với sự quy tụ của 12 thương hiệu nhà hàng, quán ăn trên nền tảng Grabfood. Dịch vụ này tiếp cận với người dùng mới bằng nền tảng trực tuyến, giao hàng nhanh hơn. Rút ngắn thời gian giao hàng của các đơn hàng Grabfood giảm tới 20%.

Trước đây, số đông các hãng xe công nghệ khác liên tục đổ vốn vào mảng gọi xe. Riêng Grab chọn đi con đường ngược lại, với định vị trở thành một Siêu ứng dụng. Thực tế, những con số tăng trưởng về thị phần là minh chứng rõ nét nhất về hiệu quả của nó. 

Grabfood đã tạo dựng được niềm tin và len lỏi vào cuộc sống thường ngày của mọi người. Đối với cuộc sống của một người dùng thông thường, mọi nhu cầu đều được đáp ứng. Từ việc gọi xe đi làm, đặt đồ ăn, đi chợ, thanh toán hóa đơn điện nước…

Grab có sẵn lợi thế về mặt công nghệ, đồng thời tầm nhìn chiến lược Marketing của Grabfood nhanh nhạy, đón đầu xu thế mới. 

Tận dụng tốc độ thời 4.0

Grabfood vận hành dựa trên xương sống là đội ngũ shipper hùng hậu sẵn có. Trong thị trường giao nhận thức ăn, ở mảng tốc độ giao hàng, thì ở đâu đông quân hơn sẽ giành tỷ lệ thắng cao hơn.

Mảng giao hàng của Grab đã sớm tỏ ra vượt trội về mặt thời gian. Thời gian trung bình cho mỗi đơn chỉ tầm 20 phút. Điều này giúp cho Grabfood nhận được sự hài lòng của khách hàng trong thị trường giao thức ăn trực tuyến.

Để thực hiện các hoạt động có hiệu quả trên thị trường, các thương hiệu cần chú trọng xây dựng các giá trị và tận dụng năng lực cốt lõi của công ty. Với chiến lược Marketing của Grabfood đã để lại cho các Marketers nhiều bài học quý giá. Thành công tạo nên chiến dịch hiệu quả cần đi từ chiến lược đi tới thực thi. 

Cùng với nỗ lực sáng tạo của Rubic Group, có sự đồng hành của đội ngũ tư vấn chiến lược, chuyên cung cấp giải pháp Marketing Online, thiết kế web, xây dựng thương hiệu một cách toàn diện.

Nguồn bài viết: Chiến lược Marketing của Grabfood: Giải mã chiến thắng của kẻ đến sau



source https://rubicmarketing.com/chien-luoc-marketing-cua-grabfood.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu về ý nghĩa logo bưu điện Việt Nam

Tìm hiểu ý nghĩa logo ACB mới của Ngân hàng Á Châu

Ý nghĩa logo Audi không phải ai cũng biết